BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG ĐÚNG CÁCH NHƯ THẦU THỢ CHUYÊN NGHIỆP!

Một công trình bền đẹp đến từ phần thô vững chắc và không có tì vết. Để có phần thô hoàn hảo đó thì ngoài việc vật liệu xây dựng được chọn lọc kĩ, thi công đúng kĩ thuật thì công tác bảo dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

 Đầu tiên, phải sử dụng cốt liệu sạch cho vữa và xi măng, vì thế nên sử dụng lưới sàn lọc để chuẩn bị cốt liệu. Trộn hỗn hợp vữa, bê tông đồng nhất trước khi thêm nước sạch vừa đủ không nhiễm tạp chất và sử dụng trong vòng 90 phút mà thôi.

Có thể bạn chưa biết, dù bê tông được cấp phối tốt nhưng khâu bảo dưỡng không tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật thì bê tông cũng không thể đạt được chất lượng tốt.

Bê tông ninh kết trong môi trường ẩm và không có sự va chạm, do đó bê tông phải được giữ ẩm càng lâu càng tốt sau khi đổ. Đôi khi, bê tông dù đã se mặt, thậm chí bề ngoài có vẻ đông cứng nhưng bên trong quá trình thủy hóa vẫn tiếp tục để đạt được cường độ bê tông tối đa. Trong môi trường quá khô, nước trong bê tông bốc hơi nhanh, không còn đủ lượng nước cần thiết cho quá trình thủy hóa, cường độ bê tông có thể ngừng phát triển và gây nứt nẻ. Nhiệt độ môi trường cũng là vấn đề quan trọng, từ 20 độ C đến 30 độ C, thủy hóa chậm nhưng ở nhiệt độ cao trên 40 độ C, tốc độ thủy hóa tăng lên đáng kể. Vì vậy, việc bảo dưỡng thường xuyên cho bê tông đóng vai trò rất quan trọng. 

Bảo dưỡng là quá trình giữ ẩm thường xuyên cho bê tông trong điều kiện tác động của các yếu tố khí hậu địa phương. Có 2 giai đoạn bảo dưỡng cần chú ý là bảo dưỡng ban đầu và bảo dưỡng tiếp theo.

Bảo dưỡng ban đầu là quá trình giữ cho bê tông không bị bốc hơi nước vào không khí khi chưa thể tưới nước giữ ẩm trực tiếp lên bề mặt bê tông, cần:

  • Phủ lên mặt bê tông bằng các vật liệu đã làm ẩm như: Bao bố, vải, bạt hoặc phun chất tạo màng (phụ gia) ngăn nước bốc hơi…
  • Thời gian từ 2,5-:- 5h tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
  • Tại hiện trường có thể xác định thời điểm này bằng cách tưới thử nước lên mặt bê tông, nếu thấy bề mặt bê tông không bị hư hại là được, khi đó bắt đầu giai đoạn bảo dưỡng tiếp theo.
  • Khi đổ bê tông sàn, mái có mặt phẳng thuận lợi, có thể xây hàng gách be bờ để ngâm nước xi măng. Chú ý sau 1 giờ, khuấy đều xi măng trong nước bằng chổi vì các hạt xi măng nặng có khynh hướng đọng lại một chỗ.

Bảo dưỡng tiếp theo là quá trình giữ ẩm để hạn chế bê tông bốc hơi nước vào không khí, tính từ khi bắt đầu tưới nước lên bề mặt bê tông tới khi ngừng quá trình bảo dưỡng ẩm tự nhiên, cần:

  • Tưới nước thường xuyên lên bề mặt của bê tông.
  • Số lần tưới nước trong ngày phụ thuộc vào điều kiện thời tiết mỗi địa phương sao cho bề mặt luôn ẩm ướt.
  • Có thể thực hiện việc ngâm nước thay cho tưới nước.Thời gian kết thúc bảo dưỡng không nhỏ hơn 7 ngày.

Có một số lưu ý có thể áp dụng đó là: Giữ cốp pha tại chỗ duy trì hơi ẩm rất tốt. Phun nước vào cốp pha gỗ là cách giữ ẩm hiệu quả nhất. Trời mưa sau khi đổ bê tông có thuận lợi là tạo độ ẩm nhưng nếu sau đó nắng lên, cần phải tưới nước bổ sung ngay, vì lúc đó hơi nước bốc lên mạnh. Sau khi bê tông bắt đầu ninh kết, có thể phủ lên mặt bê tông một lớp cát mạt cưa, rơm rạ hoặc bèo tây… để giữ nước.

Trong 7 ngày đầu, ban ngày tưới 3 giờ 1 lần, ban đêm 1 đến 2 lần. Từ 14 đến 18 ngày phải ưới ít nhất 3 – 4 lần mỗi ngày đêm. Nếu bạn còn phương pháp nào bảo dưỡng bê tông thì chia sẽ cùng SCG nhé!